Giao dịch liên kết là gì?

Giao dịch liên kết là một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong hoạt động của các doanh nghiệp. Tuy nhiên để hiểu chính xác giao dịch liên kết là gì thì không phải ai cũng rõ điều này.

iWIN CLUB
Tặng 10% nạp lần đầu
Tặng 50k
Tặng CODE Tân Thủ
12 Trò chơi
4.8 rating
4.8
B52 CLUB
Tặng 10% nạp lần đầu
Tặng 50k
Tặng CODE Tân Thủ
12 Trò chơi
4.3 rating
4.3
789 CLUB
Tặng 10% nạp lần đầu
Tặng 50k
Tặng CODE Tân Thủ
12 Trò chơi
4.5 rating
4.5

Do đó, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về Giao dịch liên kết là gì? Và các quy định hiện hành về giao dịch liên kết tại Việt Nam hiện nay.

Giao dịch liên kết là như thế nào?

Giao dịch liên kết là hoạt động giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết của doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động như: mua, bán, vay hoặc cho vay, trao đổi, thuê hoặc cho thuê tài sản, mượn hoặc cho mượn tài sản, chuyển giao tài sản, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác…

Cụ thể hơn thì tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định 20/2017/NĐ-CP thì giao dịch liên kết được định nghĩa như sau: Giao dịch liên kết là giao dịch phát sinh giữa các bên có quan hệ liên kết trong quá trình sản xuất, kinh doanh, bao gồm:

Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng máy móc, thiết bị, hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận sử dụng chung nguồn lực như hợp lực, hợp tác khai thác sử dụng nhân lực; chia sẻ chi phí giữa các bên liên kết.”

Trong Thông tư số 66/2010/TT-BTC thì quy định giao dịch liên kết được

Các bên có quan hệ liên kết

Các bên có quan hệ liên kết được hiểu là các bên mà trong đó có mối quan hệ liên kết với nhau theo các cách thức như: Vốn, kiểm soát, chi phối, quan hệ họ hàng…dẫn đến các doanh nghiệp này khi giao dịch phát sinh thì có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác, không còn tuân theo các quy luật trên thị trường.

Tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về giao dịch liên kết có đề cập đến các bên có quan hệ liên kết là:

“ 1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
  a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.”

Các bên chủ thể có quan hệ liên kết được quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này bao gồm những chủ thể sau như: Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất là 25% vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp kia; cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một doanh nghiệp thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp…

Như vậy có thể thấy các giao dịch phát sinh giữa các chủ thể nêu trên trong quá trình sản xuất, kinh doanh se đều được xác định là giao dịch liên kết.

Nguyên tắc áp dụng giao dịch liên kết

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì các bên trong giao dịch phải tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:

– Người nộp thuê có phát sinh giao dịch liên kết thì phải tiến hành thực hiện kê khai các giao dịch liên kết, loại trừ các yếu tố làm giảm nghĩa vụ thuế do quan hệ liên kết chi phối, tác động để xác nhận nghĩa vụ thuế đối với các giao dịch liên kết tương đương với các giao dịch độc lập có chung điều kiện.

Lưu ý khi đi khai thuế thì doanh nghiệp có giao dịch liên kết phải thực hiện kê khai theo các mẫu sau đây:

+ Mẫu số 01 về Thông tin quan hệ liên hết và giao dịch liên kết

+ Mẫu số 02 về danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia

+ Mẫu số 03 về danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu

+ Mẫu số 04 về kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của công ty mẹ tại Việt Nam

Doanh nghiệp có giao dịch liên kết sẽ có trách nhiệm lập hồ sơ xác định giá trong giao dịch liên kết và giải trình về quá trình lập, cơ sở lập khi kết thúc kỳ báo cáo tài chính theo quy định.

– Cơ quan quản lý thuế sẽ tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra đối với những giao dịch liên kết của người nộp thuế theo nguyên tắc giao dịch độc lập và bản chất quyết định hình thức để không công nhận giao dịch liên kết làm giảm nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp với nhà nước và thực hiện điều chỉnh giá giao dịch liên kết để xác định theo hướng đúng nghĩa vụ thuế.

– Nguyên tắc giao dịch độc lập được áp dụng theo nguyên tắc giao dịch giữa các bên độ lập với nhau, không phát sinh quan hệ liên kết tại quy định của các Hiệp định thuế có hiệu lực thi hành tại Việt Nam.

Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong giao dịch liên kết

– Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định trên sẽ được hưởng các quyền theo quy định của Luật quản lý thuế.

– Người nộp thuế có giao dịch liên kết thuộc phạm vi điều chỉnh tại Nghị định trên phải có trách nhiệm kê khai, xác định giá giao dịch liên kết, tuyệt đối không được làm giảm nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định này.

Người nộp thuế có trách nhiệm chứng minh việc lựa chọn phương pháp xác định giá được quy định tại Điều 7 Nghị định trên khi Cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

– Người nộp thuế có trách nhiệm lưu giữ và cung cấp Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết gồm:

+ Hồ sơ quốc gia theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên;

+ Hồ sơ thông tin tập đoàn toàn cầu theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;

+ Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia của Công ty mẹ tối cao theo Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định trên.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Giao dịch liên kết là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Quý khách hãy liên hệ đến chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp.

Đọc thêm các thông tin mới tại: https://topphanmem.net/